Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Giới thiệu khóa học đàm phán, soạn thảo Hợp đồng

Mục tiêu khóa học Đàm phán, soạn thảo hợp đồng

Sau khóa học, học viên có thể:
- Nắm bắt được những kỹ năng đàm phán để đảm bảo đàm phán có hiệu quả theo mục đích đã đặt ra.
- Nắm bắt được bố cục của Hợp đồng và cách thức soạn thảo từng nội để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời loại trừ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.


Đối tượng học viên có thể tham dự 

- Các Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành; Giám đốc chức năng;
- Các cấp lãnh đạo, quản lý;
- Các cá nhân mong muốn trau dồi cho mình tri thức về Đàm phán và soạn thảo hợp đồng.


Giảng viên khóa học Đàm phán, soạn thảo hợp đồng

Luật sư Cao Bá Trung
- Luật sư của INVESTCONSULT GROUP
- Chủ tịch Hội đồng Luật sư thành viên của Hãng Luật INCIP
- Giảng viên Bộ môn Tư vấn pháp luật và Hợp đồng – Khoa Luật sư của Học viện Tư pháp
- Lĩnh vực chuyên sâu: Hợp đồng, đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ…
- Khách hàng: Tập đoàn ABC, Tập đoàn Hyundai Thành Công, Diêm Thống Nhất, Thép Việt Đức, Viglacera, Licogi, BIDV, Techcombank, Tập đoàn CMC, Ô tô Đông Phong – Trường Giang…


Nội dung khóa học Đàm phán, soạn thảo hợp đồng

Liên hệ để nhận thông tin chi tiết. (0982 463 980)

Khóa học Đàm phán, soạn thảo hợp đồng sẽ được tổ chức ở Tòa nhà Ladeco, Số 266, Đội Cấn, Ba Đình, HN vào Các ngày Thứ 7, Chủ nhật). Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
                Sáng: 8h30 – 11h30                      Chiều: 13h30 – 16h30


Mức phí tham dự: 2.500.000 VNĐ/ khóa (Bao gồm tài liệu, chứng nhận và tiệc trà)


ƯU ĐÃIMức phí/học viên (nếu đăng ký 1 người)Mức phí/học viên nếu đăng ký 2 người trở lên (giảm thêm 10% tổng thanh toán)
Giảm 20% khi đăng ký trước 1 tháng2.000.000 VNĐ1.800.000 VNĐ
Giảm 10% khi đăng ký trước 2 tuần2.250.000 VNĐ2.050.000  VNĐ
Giảm 5% khi đăng ký trước 1 tuần2.375.000 VNĐ2.137.500 VNĐ


Bạn muốn tham dự khóa học?
Liên hệ:  0982 463 980

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

HỌC VIỆN DOANH NHÂN INCIP
Địa chỉ: Số 24/463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 04.3762.1582                   Fax: 04.3762.1583
Mail:  incip@incip.edu.vn        Web: http://incip.edu.vn/

Bài viết được trích từ nguồn: http://incip.edu.vn/news/Khoa-Ky-Nang/Khoa-hoc-dam-phan-soan-thao-hop-dong-129/

Những sai lầm chết người khi soạn thảo hợp đồng



Khi bạn thực thi các kế hoạch phát triển kinh doanh hay huy động vốn đầu tư, sẽ có những sai sót cần tránh để không phải đi đến kết cục đặt “dấu chấm hết” cho công ty của mình. Tất cả những sai lầm pháp lý được nhắc đến sau đây đều thực sự là những sai lầm“chết người”.

1Sai sót về năng lực giao kết hợp đồng: Tức là các bên tưởng rằng mình có thẩm quyền ký kết hợp đồng nhưng  thực  ra có năng lực giao kết .

2. Sai sót về người đại diện ký hợp đồng: Các lỗi thông thường là người không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng vấn đứng ra thay mặt công ty ký các hợp đồng mà không có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, có một sai sót mà ít ai để ý. Đó là khi giao kết các hợp đồng có giá trị lớn, nhất là các hợp đồng đầu tư (mua cổ phần của công ty khác,…), các bên cứ nghĩ rằng người đại diện theo pháp luật của công ty ký là hợp đồng có hiệu lực.  Ví dụ như khi thành viên góp vốn của công ty cổ phần đứng ra ký kết hợp đồng thì hợp đồng đó không có giá trị .

3. Nội dung của hợp đồng trái pháp luật: Dạng sai sót này là phổ biến nhất, bởi vì, các bên nhiều khi không nắm được hết các qui định của luật điều chỉnh. Ví dụ, trong thỏa ước lao động thể của NLĐ và NSDLĐ ,NSDLĐ quy định nội quy của thỏa ước nếu NLĐ vi phạm nghĩa vụ hoàn thành công việc sẽ phạt đứng nắng cả ngày .Đây là nội dung trái với quy định của pháp luật.

4. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng: Nhiều hợp đồng bị mắc lỗi kỹ thuật soạn, có thể là cố ý cũng có thể là vô ý, tùy từng hoàn cảnh. Các lỗi kỹ thuật phổ biến là:
- Ngôn ngữ sử dụng không rõ ràng, trong sáng và nhất quán, sử dụng những câu không rõ nghĩa hoặc gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
- Sử dụng sai thuật ngữ: ví dụ rất nhiều hợp đồng sử dụng từ “đặt cọc” tương đương với từ “tạm ứng trước”. Về mặt kinh doanh thì có thể coi là như vậy nhưng về mặt pháp lý thì khác nhau hoàn toàn. Nếu tạm ứng trước mà các bên không có qui định gì thêm và khi không thể giao kết hay thực hiện được hợp đồng thì các bên sẽ hoàn trả lại tiền tạm ứng trước và hòa cả làng…Nhưng nếu là “đặt cọc” thì coi chừng. Bên đặt cọc mà có lỗi dẫn đến không giao kết hoặc thực hiện được hợp đồng sẽ mất số tiền đặt cọc hoặc nếu do lỗi của bên nhận đặt cọc thì sẽ bị phạt hai hoặc nhiều lần tiền đặt cọc tùy theo thỏa thuận của các bên.

- Các nội dung, điều khoản trong hợp đồng mẫu thuẫn nhau: Vấn đề này rất dễ xảy ra với các hợp đồng lớn, đồ sộ do nhiều bộ phận soạn thảo. 
- Không tương thích hóa nội dung của hợp đồng chuẩn với luật áp dụng: Các bên thường sử dụng mẫu hợp đồng chuẩn quốc tế trong các giao dịch lớn, hợp đồng thuê tài chính,…tuy nhiên nhiều khi các bên cho rằng hợp đồng mẫu đã quá chuẩn mực không cần thay đổi gì thêm mà quên đi một kỹ thuật quan trọng đó là chuyển hóa nó thành một hợp đồng có hiệu lực và tương thích với luật áp dụng.
- Hợp đồng là văn kiện ghi nhận và xác lập những cam kết, thỏa thuận, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, đồng thời nó cũng là một văn bản nêu lên những phương án giải quyết những tình huống trong tương lai. Do vậy đòi hỏi các bên phải có khả năng dự đoán những sự kiện có thể xẩy ra để xử lý. Nhưng nhiều hợp đồng không đảm bảo được chức năng này.
- Hợp đồng quá sơ sài, đại khái không có giá trị trong việc giải quyết các vướng mắc, tranh chấp. Nhiều hợp đồng có giá trị rất lớn nhưng chỉ vọn vẹn dăm câu, ba từ, chỉ đủ để biết đối tượng hợp đồng là gì, giá cả là bao nhiêu??? Những hợp đồng này thường được ký kết trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên nếu xảy ra bất đồng, thì sẽ gây khó khăn cho các bên trong việc vận dụng để giải quyết.

5. Bỏ qua một số thủ tục bắt buộc: Một số hợp đồng muốn có hiệu lực thì phải được thông qua một số thủ tục luật định như công chứng, đăng ký, phê chuẩn tại và/ hoặc bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng các bên lại bỏ qua các thủ tục quan trọng này.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Các bước soạn thảo hợp đồng

Trong hợp tác kinh doanh thương mại, các hợp đồng kinh tế thương mại được kí kết phải được sự nhất trí và thống nhất của các bên. Hợp đồng là cơ sở để các bên tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Do vậy, việc soạn thảo các điều khoản trong Hợp đồng là một điều hết sức quan trọng và luật sư sẽ là người đồng hành cùng với các thân chủ xem xét và kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng để tiến hành việc kí kết hợp đồng. Khi luật sư là người soạn thảo hoặc tư vấn Hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng sẽ chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật cũng như bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.

4 bước cơ bản cho hợp đồng hoàn hảo:
Tùy theo loại hình và sản phẩm giao dịch, mỗi hợp đồng có qui tắc soạn thảo khác nhau. Tuân thủ 4 bước sau, bạn sẽ có bản hợp đồng hoàn hảo.
- Bước 1: Tìm hiểu cơ bản
 Trước khi bắt tay soạn thảo, bạn phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng của hợp đồng.
Thông thường, hợp đồng kinh doanh chỉ áp dụng cho những giao dịch có giá trị lớn và kéo dài từ một năm trở lên. Các điều luật hợp đồng đưa ra thường nằm trong Bộ luật thương mại. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ bộ luật này và những điều khoản luật thông dụng khác.
- Bước 2: Soạn dàn ý

Nếu chưa bao giờ soạn thảo hợp đồng, hãy tham khảo những hợp đồng mẫu trên mạng, sách hoặc phòng lưu trữ của công ty. Bạn có thể dựa theo hợp đồng mẫu để thêm hoặc viết lại hoàn toàn.
Để tránh sai sót, nên liệt kê tất cả những điều khoản cần soạn lên bản phác thảo. Chúng bao gồm đề nghị từ phía công ty đối tác, ưu đãi cho đối tác, điều luật áp dụng…
Liệt kê càng cụ thể , rõ ràng càng tốt. Sắp xếp tiêu đề và chia đoạn  hợp lý sẽ giúp bản hợp đồng của bạn thêm chặt chẽ, dễ theo dõi.
-  Bước 3: Soạn thảo hợp đồng
Đừng bỏ qua giai đoạn viết nháp. Như  thế bạn có thể kiểm tra và chỉnh sữa bản hợp đồng cho đến khi thật vừa ý. Câu cú nên ngắn gọn, đúng ngữ pháp 
Từ ngữ phải chính xác, rõ ràng, đúng chính tả. Tuyệt đối không viết tắt hoặc ghi ký hiệu tốc ký trong hợp đồng.
- Bước 4: kiểm tra lần cuối 
Hãy lập một danh sách kiểm tra và rà soát lại lần cuối trước khi trình hợp đồng cho cấp trên. Trong danh sách, cần liệt kê những yếu tố sau:
+Tên của các bên tham gia ký hợp đồng, các địa danh liên quan
+ Ngày viết hợp đồng
+ Các điều khoản, điều luật và giao kết giữa hai bên
+ Bộ luật áp dụng trong hợp đồng 
+ Khoảng trống để ký tên.
Bài viết mang tính chất chia sẻ, rất mong nhận được commnet đóng góp từ quý độc giả để cùng nhau có được những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ nhau cùng phát triển. 
Xin chân thành cám ơn.